Buổi hội thảo được lên ý tưởng trong xu thế mà người người, nhà nhà nói về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về IoT..., với mặt trái mà chúng ta có thể nhận thấy ngay là nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin khi có quá nhiều thứ cần bảo vệ.
Trong khi đó các hội thảo an toàn thông tin đúng nghĩa về mặt kỹ thuật ở Việt Nam nói chung và phía Bắc nói riêng không nhiều, hay như các bạn trong ngành thường than phiền là "mấy tháng mới được uống một cốc trà đá" (câu nói xuất phát từ các buổi hội thảo "Trà đá hacking" năm ngoái).
Vì thế nhóm Zepto quyết định đứng ra tổ chức một sự kiện dự kiến mang tính định kỳ 2-3 tháng một lần về các chuyên đề kỹ thuật liên quan tới an ninh mạng và hacking.
Nội dung trong "Hacker mũ cối" đơn thuần sẽ chỉ mang tính kỹ thuật, các nội dung được chọn lọc đủ độ sâu và không sơ bộ như việc giới thiệu chung chung một kỹ thuật hay quảng cáo cho một hãng nào đó.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin chia sẻ trong buổi "Hacker mũ cối" đầu tiên: "Đây là nỗ lực cá nhân của nhóm Zepto và của từng thành viên trong nhóm trong việc tổ chức buổi hội thảo ngày hôm nay, với mong muốn là tạo ra một sân chơi thuần túy kỹ thuật và thượng tôn những vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ…"
" alt=""/>'Hacker mũ cối' tài trợ cho sinh viên an toàn thông tinNgày 30/10/2017, Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn về việc hoàn thành kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tới 21 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bộ, ngành) và 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương).
Các bộ, ngành được Văn phòng Chính phủ gửi công văn gồm có TT&TT, LĐTB&XH, NN&PTNT, KH&CN, Giao thông Vận tải, TN&MT, Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, KH&ĐT, Nội vụ, GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Những địa phương Văn phòng Chính phủ mới gửi công văn bao gồm: Cần Thơ, Điện Biên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Đắk Nông, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cà Mau, Bình Dương, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Lai Châu, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nam Định, Cao Bằng, Hưng Yên, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Văn phòng Chính phủ cho biết, triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, thời gian qua, cơ quan này đã phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bộ, ngành, địa phương) kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản qua hệ thống liên thông trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Nhà nước. Việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương đã từng bước ổn định.
Để hoàn thiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa các cơ quan hành chính các cấp, Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp với Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện một số nội dung công việc, với thời hạn hoàn thành là trước ngày 31/12/2017.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thống nhất việc sử dụng sổ đăng ký công văn đi - đến trên trục liên thông văn bản và các mẫu biểu báo cáo liên quan để tổng hợp, thống kê các chỉ tiêu báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp (theo phụ lục 1, 2 kèm theo công văn 4089 ngày 21/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống liên thông).
" alt=""/>Giám sát, đánh giá an toàn thông tin hệ thống liên thông văn bản điện tửMật khẩu không trùng khớp: Mặc dù vẫn giữ nguyên mật khẩu nhưng người dùng không thể đăng nhập vào tài khoản của mình. Có khả năng tin tặc đã tấn công và thay mật khẩu mới, ăn cắp tài khoản của người dùng. |
Bạn trên mạng xã hội tăng đột ngột: Số bạn trong tài khoản mạng xã hội của người dùng đột nhiên tăng lên. Mặc dù ta không quen những người đó và chưa từng kết bạn với họ. Nguyên nhân do tin tặc đã xâm nhập vào tài khoản và dùng nó cho các mục đích xấu. |
Xuất hiện nhiều biểu tượng mới trên dashboard: Dashboard là thanh công cụ cho phép người dùng lưu những trang web mình thường truy cập. Tuy nhiên, khi trên dashboard xuất hiện những biểu tượng lạ, có thể một đoạn mã độc hại đã xâm nhập vào máy tính. |
Con trỏ chuột tự di chuyển: Người dùng không sử dụng chuột nhưng con trỏ tự di chuyển và thao tác trên máy. Có khả năng máy đã bị tin tặc tấn công, chúng đang điều khiển con trỏ chuột từ xa. |
Máy in không hoạt động bình thường: Ngoài máy tính, tin tặc tấn công cả máy in. Khi ta muốn in tài liệu, tin tặc đã khống chế máy. Chúng làm cho máy báo lỗi hoặc in những tài liệu không cần thiết. |
Trang web lạ tự động mở: Khi người dùng đang sử dụng máy, nhiều trang web tự động bật lên, mặc dù họ không hề mở. Hoặc người dùng tìm kiếm thông tin trên Google nhưng lại dẫn những trang không liên quan. Đây là dấu hiệu cho thấy tin tặc đã tấn công thiết bị. |